Nhà báo Lương Hoàng Hưng, ứng viên vị trí Phó chủ tịch Truyền thông – Đối ngoại VFF, cho biết cuộc khủng hoảng vé theo dõi tuyển Việt Nam đá tại AFF Cup có thể được giải quyết.
Đại hội VFF nhiệm kỳ 8 được tổ chức vào ngày 8/12 tại Hà Nội tới đây, ông Lương Hoàng Hưng – Tổng biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo sẽ là 1 trong 5 ứng cử viên cho vị trí Phó chủ tịch phụ trách truyền thông – đối ngoại của VFF, bên cạnh các ông Nguyễn Lân Trung (cựu PCT VFF), Phan Anh Tú (TTK Liên đoàn bóng đá Hà Nội), Cao Văn Chóng (cựu TGĐ VPF) và ông Nguyễn Văn Phú (TBT báo Bóng Đá).
Trong đề án tranh cử của mình, nhà báo Lương Hoàng Hưng tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông (ICT) vào hoạt động quảng bá, tuyên truyền và quản lý vận hành tại VFF. Những ứng dụng này nhằm giảm tiêu cực về nạn “vé chợ đen”, giải quyết trường hợp nghẽn mạng khi VFF tổ chức bán vé online, quan trọng hơn hết là xây dựng một VFF chuyên nghiệp, đưa bóng đá Việt Nam phát triển.
Ông Lương Hoàng Hưng – Tổng biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo sẽ 1 trong 5 ứng cử viên cho vị trí Phó chủ tịch phụ trách truyền thông – đối ngoại của VFF.
Giải quyết mọi khó khăn bằng công nghệ cao
Theo đó, ông Hưng cho rằng cần tập trung nâng cấp website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thành một cổng thông tin thật sự với công nghệ 4.0 có cả ứng dụng cho điện thoại di động. Đồng thời, bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt, website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cần phải được truyền tải bằng những ngôn ngữ quan trọng khác (đặc biệt là tiếng Anh), nhằm giới thiệu hình ảnh bóng đá Việt Nam ra thế giới.
Công nghệ blockchain cũng sẽ được ứng dụng vào quản lý để giảm tiêu cực, tăng tính minh bạch và tối đa hóa hiệu quả quản lý cho các hoạt động của VFF.
Nhằm giảm tiêu cực về nạn “vé chợ đen” và giải quyết trường hợp “kẹt mạng” trong trường hợp VFF tổ chức bán vé online, công nghệ blockchain sẽ có đủ mọi thông số như: Tổng số vé sẽ được bán ra cho người hâm mộ, số vé bán được, số vé tồn, và có thể cho hiển thị một phần thông tin của khách hàng đã mua được vé. Hoạt động bán vé điện tử sẽ tạo thuận lợi và niềm tin cho người hâm mộ. Do vậy, sẽ góp phần đưa bóng đá Việt Nam hấp dẫn khán giả nhiều hơn.
Ông Lương Hoàng Hưng đặt giả thiết: “Thử nghĩ, nếu có hệ thống bán vé hiện đại, người mua được chọn vé VIP, hiệu quả mang đến sẽ rất cao”. “Rồi còn chuyện minh bạch về vé, nếu có con số cụ thể xuất hiện trên website về lượng vé đã bán ra và còn lại, người hâm mộ sẽ không phải băn khoăn hay hoài nghi”, vị cử viên cho vị trí Phó chủ tịch phụ trách truyền thông – đối ngoại của VFF nhấn mạnh.
Nhằm giảm tiêu cực về nạn “vé chợ đen” và giải quyết trường hợp “kẹt mạng” trong trường hợp VFF tổ chức bán vé online, công nghệ blockchain sẽ có đủ mọi thông số như: Tổng số vé sẽ được bán ra cho người hâm mộ, số vé bán được, số vé tồn, và có thể cho hiển thị một phần thông tin của khách hàng đã mua được vé.
Giải quyết khủng hoảng truyền thông chỉ bằng 8 bước
Với kinh nghiệm làm việc ở vị trí Tổng biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, ông Lương Hoàng Hưng tự tin về vấn đề xử lý truyền thông, xây dựng vị thế cho VFF.
Ông Hưng cho rằng, VFF cần phải thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan báo chí, cũng như những người hoạt động trong giới truyền thông để tạo sự thân thiện, cũng như giúp họ cập nhật thông tin mới nhất về hoạt động của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, của công ty cổ phần Bóng đá Việt Nam cũng như của các CLB bóng đá Việt Nam.
“Chúng ta phải thay đổi truyền thông nội bộ, xây dựng cách tiếp cận khác về thông tin gửi đến người hâm mộ. Vấn đề này thường xuất hiện một cách tự phát, không được tổ chức rõ ràng, vì vậy dẫn đến việc bạn bè nước ngoài gần như “đói” thông tin về bóng đá Việt Nam”, ông Hưng đưa ra giải pháp.
Với kinh nghiệm làm việc ở vị trí Tổng biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, ông Lương Hoàng Hưng tự tin về vấn đề xử lý truyền thông, xây dựng vị thế cho VFF.
Phải xây dựng chiến lược xuyên suốt ngay từ đầu, có một đội ngũ xử lý thông tin đầu vào – đầu ra chính xác. Phương pháp đối phó khủng hoảng truyền thông tốt nhất là ngăn ngừa khủng hoảng. Xây dựng quy chế truyền thông nội bộ tốt hơn. Quy chế phát ngôn, cần quy định rõ trách nhiệm từng vị trí Chủ tịch, các Phó Chủ tịch được quyền phát ngôn tới đâu, phân cấp rõ ràng xuống các bộ phân chuyên môn.
Về phương hướng giải quyết sự cố truyền thông xảy ra ở VFF (nếu có), ông Hưng cho rằng, cần tiến hành 8 bước để quản trị khủng hoảng truyền thông, gồm: Phân tích sự cố; Xác định phạm vi và vấn đề khủng hoảng; Xác định những ảnh hưởng của việc xử lý thông tin đối với VFF; Kiểm tra phản ứng của dư luận; Xác định nguồn lực và truyền tải thông điệp truyền tải để phân phối thông tin; Chọn lựa các kênh phân phối thông tin chính; Phân công bộ phận hoặc cá nhân tiếp nhận và trả lời các phản hồi; Rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, ông Hưng còn muốn phát triển mạnh lĩnh vực truyền thông cộng đồng. Động thái này để tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn người hâm mộ bóng đá đến sân nhiều hơn.
Đề án tranh cử của nhà báo Lương Hoàng Hưng đang nhận được phản hồi tích cực từ dư luận vì hướng đến những vấn đề nổi cộm của bóng đá Việt Nam nói chung và VFF nói riêng.
PV