Văn hóa - Đời sống - Ẩm thực

Câu chuyện cuộc sống: Tiết kiệm tiền ở người trẻ

‘Câu chuyện cuộc sống’ tiếp tục lên sóng chia sẻ với những câu chuyện: Có nên sử dụng chung thiết bị công nghệ với trẻ?, tiết kiệm tiền ở người trẻ, biến chán nản thành hứng khởi, dạy trẻ cảm ơn khi nhận quà. 

 Có nên sử dụng chung thiết bị công nghệ với trẻ?

Vì lo ngại những ảnh hưởng nhất định của thiết bị điện tử đến với trẻ, nhưng cũng không thể cấm trẻ tiếp xúc với công nghệ, vì một số hoạt động học tập giải trí, cần sự kết nối của điện thoại, máy tính và mạng xã hội, nên các bậc cha mẹ quyết định sử dụng điện thoại chung với con. Tuy nhiên điều này đã tạo nên cảm giác kiểm soát quá mức khiến cho trẻ bị áp lực, tạo nên một số ảnh hưởng không tốt. Vậy thì đâu là cách giải quyết hợp lý vấn đề này trong cuộc sống hàng ngày.

Chị Tạ Như Sương (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Bé nhà tôi học lớp 6, thường các hoạt động bài tập của bé làm trên điện thoại và thông qua mạng xã hội, nhưng tôi cũng không yên tâm để bé có điện thoại riêng, nên tôi vẫn cho bé sử dụng điện thoại chung với cha mẹ”.

Anh Hà Văn Duy (Quận 3, TP.HCM) cho biết: “Độ tuổi hiện tại của các con tiếp xúc với điện thoại là quá sớm, tôi lo lắng cho các con sao nhãng việc học, bởi vậy tôi cho các con sử dụng chung điện thoại với mình, để tôi có thể kiểm tra thời gian hiệu quả hơn”.

ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, chuyên gia Tâm lý cho biết: “Thường thì con trẻ khi bị kiểm soát từ phía ba mẹ hoặc biết ba mẹ đang dõi mình, thì con trẻ sẽ tìm cách giấu diếm, hoặc tìm cách ngăn chặn hành vi theo dõi của ba mẹ, thì bỗng nhiên ngay lập tức mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách và con trẻ cũng không muốn chia sẻ cảm xúc và sự quan tâm của mình đối với ba mẹ nữaĐiều đầu tiên là mình phải hướng dẫn con trẻ hiểu được những nguy hiểm, cũng như những lợi ích của thế giới công nghệ và mạng xã hội mang lại, một khi con trẻ có đầy đủ sự nhận biết như vậy thì chúng ta dễ dàng tự tin cho con trẻ và chủ động được sử dụng những thiết bị”.

Tiến sĩ Phạm Văn Khoa, Trưởng ngành máy tính viễn thông, Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Khi trẻ em tương tác trên thiết bị di động của người lớn, thì sẽ vô tình cung cấp cho đối tượng xấu những thông tin nhạy cảm và quan trọng”.

Tiết kiệm tiền ở người trẻ

Tiết kiệm là bài học thực tế mà gia đình, nhà trường khuyến khích hướng dẫn trẻ thực hành trong đời sống hàng ngày thông qua các hình thức khác nhau. Và đối với nhiều người trẻ khi có thu nhập thì việc lập ra kế hoạch chi tiêu tiết kiệm luôn được ưu tiên.

Anh Tăng Nhựt Tính (Thủ Đức, TP.HCM), cho biết: “1 tháng thì mình dành ra tầm 4 triệu để tiết kiệm, 4 triệu khoảng 30 – 35%, tổng các thu nhập của mình, thì mình tiết kiệm kiểu phòng hờ các trường hợp sau này hoặc là mình có thể tích góp mua cái gì mình muốn”.

Anh Tạ Đoàn Long (Quân Tân Bình, TPHCM), cho biết: “Thu nhập của mình khá thấp, nên mình tiết kiệm được 60 – 70%. Sau khoảng một thời gian làm việc, thu nhập mình tăng lên, nhưng mình vẫn tuân thủ theo mục đích tiết kiệm của mình đã đặt ra từ đầu”.

TS Ngô Tấn Vũ Khanh, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, cho biết: “Chúng ta không có kế hoạch xài tiền, tiết kiệm tiềnxu hướng phát triển công nghệ giới trẻ lướt nhiều quá thì nhu cầu mua sắm tăng lên, trải nghiệm tăng lên và giới trẻ khó cưỡng lại việc tiêu xài”.

TS Ngô Tấn Vũ Khanh, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, cho biết: “Có một nguyên tắc được áp dụng là công thức 503020. Chúng ta để 50% dành cho những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống, như ăn uống, nhà cửa, điện nước, điện thoại, xăng xe, 30% thuộc về chi tiêu cá nhân như cafe, bệnh tật, thuốc men, du lịch, nghe nhạc, 20% còn lại thì sẽ là tiết kiệm đầu tư hoặc trả nợ, và trả nợ cũng là một hình thức để tiết kiệm, như mua một căn nhà, một căn chung cư”.

ThS Ngô Thành Huấn, chuyên gia hoạch định tài sản cá nhân, cho biết: “Trong việc quản lý chi tiêu, thì tôi có một đề xuất đó là khi các bạn có thu nhập lập tức trích ra 1020% cất đi tiết kiệm ngân hàng, phần còn lại các bạn cố gắng để chi tiêu xoay sở dài hạn thì các bạn sẽ hình thành các kỷ luật”.

Biến chán nản thành hứng khởi

Trong cuộc sống khi chúng ta trải qua những giai đoạn khó khăn sẽ dễ rơi vào mệt mỏi, chán nản, nên chúng ta cần biết cách đối diện và vượt qua chúng, bởi chính từ những thử thách ấy chúng ta mới tìm ra sự hứng khởi để tiếp tục bước đi, và làm như nào để biến những chán nản thành động lực trong cuộc sống.

Mỗi ngày chị M.T nhân viên văn phòng tại TP.HCM phải đối mặt với hàng loạt công việc gấp rút, các cuộc họp kéo dài và sự cạnh tranh từ đồng nghiệp. Cảm giác mệt mỏi không chỉ dừng lại ở mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến chị luôn cảm thấy chán nản và thiếu hứng khởi, chị T thường cảm thấy mất đi động lực và không biết phải làm thế nào để thay đổi tình trạng của mình.

Chị M.T (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Tôi cảm thấy rất là mệt mỏi khi bị áp lực công việc, thậm chí làm không có thời gian để nghỉ ngơi, đôi lúc tôi chỉ muốn bỏ tất cả chỉ để nằm xuống và nghỉ ngơi”.

Chị N.T.V (Quận 1, TP.HCM) cho biết: “Mình thường phải làm việc quá giờ để có thể hoàn thành các công việc được giao trong công ty, cho nên thành ra từ chỗ công việc mình yêu thích thì mình cảm thấy là chán nản và không còn hứng thú đối với công việc mình đang làm nữa”.

ThS Phan Thị Mai Quyên, Trường Đại học Mở TP.HCM, cho biết: “Chúng ta cần phải phân nhỏ mục tiêu ra, không nên dồn quá nhiều mục tiêu trong cùng một thời gian. Khi mỗi mục tiêu nhỏ được hoàn thành, chúng ta nên tự thưởng cho bản thân mình như mua một cuốn sách, xem phim. Bạn cần nên tách ra hoặc nhận bớt ít, bạn cần phải trao đổi với người giao việc của các bạn, mình tin rằng có những trao đổi thẳng thắn, rất chân tình thì sẽ có yếu tố phối hợp trong công việc”.

Dạy trẻ cảm ơn khi nhận quà

Lòng biết ơn là một phẩm chất thái độ sống cao đẹp, việc hình thành và nuôi dưỡng lòng biết ơn cho trẻ là một cách để giúp trẻ thêm yêu và trân quý những điều trong cuộc sống quanh mình, đặc biệt là dạy trẻ lòng biết ơn và đáp lại bằng sự tôn trọng khi nhận quà, không chỉ là một phản ứng tự nhiên mà còn là một bài học quan trọng về đạo đức và thể hiện giá trị nhân văn.

Em Võ Cát Thùy Anh (TP.HCM), cho biết: “Khi mọi người tặng quà cho con thì con rất là thích và con sẽ nhận quà bằng hai tay và cảm ơn, con rất là trân trọng và quý món đồ đó”.

Chị Lâm Hoài Thu (TP.HCM), cho biết: “Khi trẻ nhận được món quà thì mình dạy cho con là phải nhận bằng hai tay và mình nhận với thái độ là trân trọng món đồ đó, vì khi người ta tặng cho mình món quà đó thì người ta cũng nghĩ đến mình và người nhận phải có lòng biết ơn với món quà đó”.

Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ có thái độ chưa đúng khi nhận quà , chẳng hạn như tỏ vẻ không thích, chê bai, thậm chí là đòi hỏi và đặt yêu cầu về một món quà khác theo sở thích của mình.

Chị Phạm Hồng Đào (Long An), cho biết: “Nên giáo dục con trẻ biết ơn để sau này biết quý trọng món quà, các đồ dùng khác, của người khác tặng”.

ThS Võ Minh Thành, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Cha mẹ phải giáo dục trẻ hiểu được ý nghĩa của món quà không chỉ là về mặt vật chất, mà còn giá trị tinh thần, quan trọng là mình đón nhận tấm lòngsự chia sẻ của bạn bè đối với mìnhLúc được nhận mình phải tỏ thái độ cảm ơn, thể hiện ra bằng cảm xúc, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ trân trọng. Giáo dục trẻ biết ơn những người xung quanh, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị em trong gia đình”.

Câu chuyện cuộc sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1.